Bài đăng

Thiết kế nhà yến - Bảo vệ máy con gà (máy tạo ẩm ly tâm)

Hình ảnh
  #NHÀ_YẾN PHUN SƯƠNG : GÀ ( LY TÂM ) (máy con già cháy dây và hư bạc đạn) (máy con gà cháy tụ đề) (Cầu chì bảo vệ máy con gà) (CB tép 1A bảo vệ máy con gà) Hỏi : Các sự cố phun sương Gà & sửa chữa cũng như bảo vệ ? Đáp: Các sự cố thường gặp ở phun sương gà: - TỤ đề : Nhận biết: con gà không chạy, nhưng khi quay mồi thì con gà chạy phun sương. Thay mất tầm 10k - BẠC ĐẠN : Nhận biết khi con gà quay phát ra tiếng ồn to ( rơ hoặc rỉ sét bạc đạn ) . Thay nguyên cặp ra thợ mất tầm 150-200k - CHÁY MOTOR : Nhận biết: con gà không chạy, đo điện trở bị chạm, hoặc tháo ra thấy dây đồng bị cháy. Ra tiệm quấn lại tầm 600-700k Để bảo vệ hạn chế các mức rủi ro cháy motor ... con Gà, chúng ta phải bảo vệ. Trước tiên tìm hiểu rõ về con Gà thì chúng ta mới biết cách bảo vệ (không ai nói gì cũng nghe nhưng không biết vì sao ): Khi bắt đầu khởi động con Gà, dòng điện rơi tầm ~ 1.6 - 1.7A, mất vài giây. Khi con gà chạy ổn định, dòng điện rơi tầm ~0.5-0.6A . Khi con gà bị kẹt bạc đạn ... bó cứng, dò

Thiết kế nhà yến - đảm bảo chất lượng nước trong tạo ẩm nhà yến

Hình ảnh
  #NHÀ_YẾN PHUN SƯƠNG : ĐẢM BẢO CÓ NƯỚC MỚI PHUN (phao điện cơ bản) (phun sương theo giờ, không quan tâm phao nước) (phun sương chỉ chạy theo giờ nếu có nước) Hỏi :  Hết nước trong bồn, nhưng phun sương vẫn chạy có ảnh hưởng không ? Và làm sao để hết nước trong bồn phun sương ngừng hoạt động ? Đáp : Hết nước mà chạy phun sương có ảnh hưởng ? Khi hết nước, nếu phun sương chạy sẽ được coi là chạy chế độ không tải, lâu dài sẽ hư hỏng thiết bị Làm sao để hết nước phun sương không chạy ? Cái này thì đơn giản thôi. Mình trình bày một cách đơn giản nhất ( bỏ qua công suất ... ) mà chủ nhà tự làm được. Giả sử : chúng ta đang dùng Đồng Hồ Hẹn Giờ để chạy phun sương. Để hiểu rõ, chúng ta tìm hiểu về Phao Điện Phao Điện : có 2 cặp tiếp điểm - A1, A2: dùng cho bơm nước ( hết nước bơm, đầy nước ngắt ) - B1, B2: chúng ta dùng cặp tiếp điểm này nối như hình. Khi chúng ta nối như hình, khi nước trong bồn còn, Phun sương sẽ chạy theo giờ hẹn. Khi nước trong bồn hết, phun sương phải chờ đầy nước trở l

Thiết kế nhà yến - tạo ẩm bên trong nhà yến

Hình ảnh
  #NHÀ_YẾN TẠO ẨM NHÀ YẾN (Phun sương béc) (phun sương sử dụng máy con gà) (phun sương sử dụng vỉ siêu âm) Hỏi:  Thiết bị tạo ẩm nhà yến có những loại nào ? Đáp: Hiện nay có 3 loại tạo ẩm cơ bản cho nhà yến Phun sương béc Ưu điểm : giá thành rẻ bảo dưỡng nhanh không ồn Nhược điểm : Hạt sương to => ướt sàn Khó lên ẩm khi nhà có nhiều phân. Dễ nghẹt béc ( bảo trì thường xuyên ) Không dùng được cho nguồn nước bị vôi Phun sương gà ( ly tâm ) Ưu điểm : Tạo ẩm nhanh Nhược điểm : Hơi ồn Giá thành cao Sửa chữa phức tạp Phun sương siêu âm Ưu điểm : không ồn Tạo ẩm nhanh hơn béc Khuyết điểm: Hao điện Giá thành cao Dễ cháy vĩ nếu chọn nguồn không tốt Cháy mắt thay thế giá cao Tham khảo hệ thống điều khiển giám sát nhà yến từ xa:  https://epcb.vn/products/giai-phap-quan-ly-nha-yen-tu-xa-nha-yen-thong-minh

Thiên địch nhà yến - cách thức ngăn chặn tắc kè

Hình ảnh
  #NHÀ_YẾN THIÊN ĐỊCH : TẮC KÈ (Tắt kè dính bẫy) (Các bàn chông chống tắc kè trên thị trường không có tác dụng) (Xây dựng hồ nước xung quanh nhà yến chống tắc kè) (Mái hiên cột lưới thẳng đứng chống tắc kè) (Bẫy điện tắc kè lắp quanh miệng lỗ) Hỏi: làm sao phòng ngừa tắc kè & bắt tắc kè khi đã vào nhà yến ? Trả lời: Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng : không có lỗ nào cho tắc kè vào nhà, hãy bịt lại các lỗ mà tắc kè có thể vào ( trừ miệng lỗ ra, bịt luôn miệng lỗ thì chuyển công năng sang nhà ở nhà nghỉ ) Khi làm nhà yến, chúng ta sẽ thiết kế chống tắc kè ngay từ đầu đối với nhà yến có đất rộng : làm hồ nước bao quanh nhà yến, làm rộng tầm 70-80cm, làm nhỏ quá tắc kè vẫn liều mình bò qua được Hoặc làm mái chống tắc kè bao quanh nhà yến kết hợp với : bôi mỡ bò định kỳ / làm lưới thả thẳng đứng. Vì nếu chỉ có mái viền không tắc kè cố gắng vẫn qua được. Hoặc làm bẫy điện viền miệng lỗ, kết hợp lên đèn bật bẫy điện - dụ tắc kè ra ăn mồi nhờ ánh sáng có côn trùng. ( nhớ gắn bảng thông bá

Thiên địch nhà yến - Dơi ăn thịt và tắc kè

Hình ảnh
  #NHÀ_YẾN THIÊN ĐỊCH : DƠI ĂN THỊT , TẮC KÈ . (Tắc kè ăn chim yến) (Dơi ăn thịt ăn chim yến) Hỏi: vô nhà thấy chim mất đầu, làm sao phân biệt được DƠI ĂN THỊT & TẮC KÈ Trả lời: Ngoài quan sát camera để biết là DƠI ĂN THỊT hay TẮC KÈ Chúng ta có thể quan sát phân TẮC KÈ & phân DƠI Hoặc quan sát kỹ chim mất đầu. TẮC KÈ ăn mất đầu chim rất gọn, không thấy vết đỏ của gối cánh hay bụng DƠI ĂN THỊT ăn mất đầu chim nhưng nhây nhua, gối cánh đỏ & bụng đỏ ... P/S: Bên dưới clip dơi ăn thịt. Rất may cho chúng ta, dơi ăn thịt thường xuất hiện nhiều ở Vùng Luỳnh Huỳnh - Hòn Đất. Các nơi khác cũng có nhưng không nhiều . Video dơi ăn thịt chim yến:  Click để xem video Tham khảo sản phẩm giám sát âm ly loa nhà yến:  https://epcb.vn/products/thiet-bi-giam-sat-duong-day-loa-am-ly-amply-16-kenh-tu-xa-cho-nha-yen

Thiên địch nhà yến - Cách chống cú heo

Hình ảnh
  #NHÀ_YẾN (Thiết kế nhà yến chống cú heo) (Cú heo bị dính bẫy :( ) ( Phân cú heo trong nhà yến ) THIÊN ĐỊCH : CÚ HEO Mùa cú Heo đang đến ...  Hỏi : Làm sao bắt được cú Heo bảo vệ nhà yến ? Trả lời : Để bắt được cú Heo, chúng ta phải biết được tập tính của nó. Đậu nơi cao bên ngoài quan sát 1 thời gian mới dám vào trong nhà yến => dựng những cây cao trên nóc nhà yến & đặt bẫy. Dù đã ở đẻ trong nhà yến, nhưng chúng sẽ đậu miệng lỗ trước khi vào (100%, không bao giờ bay thẳng qua miệng lỗ vào thẳng nhà, nên khi có cú vào nhà, đừng quá lo lắng ) => đặt ngay tâm miệng lỗ, khi cú đã vào nhà P/S: Có rất nhiều cách nhưng đó là 1 trong những cách hiệu quả. Dùng ĐÈN không ăn thua nha ! Tham khảo thêm giải pháp giám sát nhà yến từ xa:  https://epcb.vn/products/thiet-bi-giam-sat-duong-day-loa-am-ly-amply-16-kenh-tu-xa-cho-nha-yen

AN TOÀN TRONG THI CÔNG NHÀ YẾN

Hình ảnh
  #NHÀ_YẾN   AN TOÀN TRONG THI CÔNG NHÀ YẾN Bất cứ ngành nghề nào cũng có rủi ro nhất định. Đối với đội thợ mình, phải tuân thủ an toàn khi thi công nhà yến: Luôn phải có CB CHỐNG GIẬT đầu nguồn Do rủi ro di chuyển giàn giáo thả xuống vô tình cấn dây điện - cung cấp cho thi công là có thể xảy ra. ( đã có đội thi công bị & ra đi) Thị trường nhiều loại CB chống giật, có loại phân biệt nóng nguội - nghĩa là phải bắt đúng dây nóng dây nguội thì mới hoạt động đúng. Mình thì mua loại mắc tiền hơn - không phân biệt nóng nguội. Đối với đèn cú, phải làm phích cái + đực => để rút ra khi sửa chữa . Nhiều anh em không hiểu nguyên tắc hoạt động của Đồng Hồ Hẹn Giờ, nên chỉ tắt Đồng Hồ Hẹn Giờ là lên thao tác sửa ( có người bị giật may là không ra đi ) Nguyên tắc đồng hồ hẹn giờ : chỉ đóng ngắt 1 dây, khi thi công không đo nóng nguội để cắt, vô tình chỉ cắt dây nguội, dây nóng còn - đụng vô là giật thôi. Khi trời đang mưa hoặc mới tạnh, tuyệt đối không leo lên cao ngoài trời : nóc chuồng cu,