Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn kỹ thuật xây dựng nhà yến

Âm thanh nhà yến cần trung thực hay cho hay tai người nghe ?

Hình ảnh
  Âm thanh bên trong nhà yến là để dụ chim yến, âm thanh được nhà sản xuất thu âm và được xử lý cắt ghép, hiện tại nhiều kĩ thuật yến điều chỉnh âm thanh cho nghe hay (đánh giá bởi người) nên vấn đề chỉnh âm thanh trở nên phức tạp và nhiều sai sót, các amply nhà yến ở indo và mã lai đã bỏ đi nút chỉnh bass treble.  Chi tiết bài viết:  https://epcb.vn/blogs/news/cach-chinh-am-bass-mid-treble-tren-amply-nha-yen

Cách chỉnh âm bass mid treble trên amply nhà yến

Hình ảnh
  Chỉnh âm, ở đây là chỉnh Bass Mid Treble là vấn đề dễ hiểu nhầm trong nhà yến, tại sao cần chỉnh âm, nhiều kĩ thuật yến hay dùng từ, "để nghe hay hơn" (người nghe) dẫn đến mỗi người chỉnh mỗi kiểu khác nhau, hoặc nếu nhà nào có nhiều chim thì công thức chỉnh âm tại nhà đó sẽ được áp dụng cho tất cả các nhà khác, chẳng may công thức đó không hiệu quả, người ta lại tìm công thức khác, nhiều chủ nhà hay kĩ thuật cứ loay hoay mãi ở 3 cái nút đó rất mất thời gian.   Chi tiết bài viết:  https://epcb.vn/blogs/news/cach-chinh-am-bass-mid-treble-tren-amply-nha-yen

Đi loa trong nhà yến bằng dây điện hay dây loa ?

Hình ảnh
Băn khoăn lớn nhất của sự lựa chọn này là đi bằng dây điện chim vẫn ngon, dây loa thấy cũng thế, thế đi mẹ bằng dây điện cho tiện, vừa sài đc cho thiết bị điện trong nhà vừa sài được cho loa, dễ mua, mà mua số lượng nhiều trên 1 sản phẩm, có khi ép giá đc đại lý vật tư xíu. tiện đủ đường. Người bán dây loa thì cũng không chỉ ra được đâu là lý do thuyết phục để khách sử dụng dây loa hay dây điện. Đại loại dây loa nó làm cho loa thì chuyên nghiệp hơn chứ, lõi mạ kẽm đỡ rỉ hơn mấy cái dây đồng của loa điện,... Ai mới làm có thể ok, mua. Ai làm lâu bằng dây điện thì khó, vì làm mấy năm đi nhậu với ae đâu cũng nhỡ mồm khoe mình ok rồi, giờ quay lại sài khác nào mình nhận sai, mà cũng ko ảnh hưởng lắm, dây điện đó giờ chim vẫn thấy bình thường. Chi tiết bài viết:  https://epcb.vn/blogs/news/di-loa-trong-nha-yen-bang-day-dien-hay-day-loa

Hệ thống 4.0 trong nhà yến - có cần thiết không ?

Hình ảnh
  Bữa có mấy anh đặt vấn đề rất hay - Hệ thống 4.0 chi cho mệt ? ae phi vào vả tới tấp 😃, đa phần chê chưởi là chính.   4.0 thì nó chung chung quá, ai cũng hô 4.0. Từ khóa 4.0 lạm dụng riết giờ thành cái gì đó thừa thải nhắc đến nó là nhắc người ta liên tưởng ngay đến mấy bộ điều khiển của nợ, cài cắm phức tạp, phần mềm phầm miết phải học cách sử dụng, rồi các sự cố của chính cái 4.0.   AE nào làm môn này, bán mới biết nó khó cở nào, làm sản phẩm cho ổn định khó và rất tốn kém cho nghiên cứu và thử nghiệm, chi phí bán hàng cao, như cái amply đẩy ra đại lý là xong, ai cũng biết công dụng, đại lý tuyển nhân viên bán hàng dễ, hướng dẫn bán hàng cũng đơn giản, cái amply này bền, phát đc 200 cái loa, cái kia 600 cái loa sài cho ru,... là xong. Giám sát thì coi camera trực quan.   Với 4.0, khách sài thử cực khó! Amply mà hư, người ta có thể nói, đồ điện tử kiểu gì mà chẳng hư, 4.0 hư phát là gỡ xuống ngay lập tức, coi như là mất khách, tiếng xấu vang xa. vì...

Loa Ru Dẫn Gọi bên trong nhà yến

Hình ảnh
  Độ rộng phổ âm Ru và âm Dẫn & Gọi cũng khá tương đồng nhau, nhưng loa thì kĩ thuật yến lại hay tư vấn cái loa này cho Ru, cái Loa kia cho Dẫn ? Chi tiết bài viết:  https://epcb.vn/blogs/news/loa-ru-dan-goi-ben-trong-nha-yen

Có nên gắn tụ cho loa nhà yến ?

Hình ảnh
  Nhiều dòng loa có cuộn dây được sử dụng bên trong nhà yến, như các dòng HP và SHD hay được gắng kèm tụ thường là 2.2uF. Theo các kĩ thuật yến thì gắn tụ sẽ giúp loa hoạt động bền hơn, nhưng nếu gắng tụ thì sẽ như thế nào? Bài viết này sẽ giúp kĩ thuật và chủ nhà yến hiểu rõ các ảnh hướng khi có gắng tụ và không gắng tụ. Chi tiết:  https://epcb.vn/blogs/news/co-nen-gan-tu-cho-loa-nha-yen

Cách chọn loa nhà yến

Hình ảnh
  Xem phổ loa là phương pháp để xác định loa nào phát tiếng chuẩn cho nhà yến, do nhiều dòng loa không phát đủ tiếng chim trong file âm. Hướng dẫn cách xe phổ âm đơn giản:  https://epcb.vn/blogs/news/loa-nha-yen-loai-nao-tot

Loa nhà yến - loại nào tốt ?

Hình ảnh
  Hiện tại trên thị trường loa nhà yến rất đa dạng nhiều chủng loại, hình dạng và giá cả, và hiện vẫn chưa có cơ sở nào để xác định được loa nào tốt hoặc không tốt, thường vào nhà yến cứ nhà nào thành công thì người ta quy là loa đó là loa tốt, mà ko cân nhắc các yếu tố khác như thời gian hoạt động nhà yến, có vào mùa chim hay chưa ? Hệ thống âm thanh có tốt đến mấy nhưng không vào mùa chim thì cũng không có tác dụng. Vì loa nhà yến thường là loa treble, và mỗi dòng loa thường thể hiện tốt một dải âm thanh nhất định, nên mình chọn yếu tố để so sánh là phổ âm (Spectrum Audio), ở đây là so sánh phổ âm của file âm và phổ âm thanh phát ra từ loa có thể giúp ae xác định được loa nào phát đủ và đúng các âm sắc trong file âm. Việc sử dụng loa không đúng sẽ dẫn đến loa không phát ra hết tiếng chim trong file, nhất là các tiếng ở tầng số thấp từ 1.5Khz đến 4Khz, nghe bằng tai phân biệt sẽ rất khó, kết hợp với xem phổ âm của loa phát và so sánh với phổ của file sẽ giúp mình phát hiện ra...

THIẾT BỊ QUẢN LÝ & GIÁM SÁT ÂM THANH, ĐIỆN NƯỚC, TRỘM ĐỘT NHẬP

Hình ảnh
Đây là thiết bị giám sát đa năng và tiết kiệm nhất cho nhà yến, tập trung chính vào các vấn đề cốt lõi trong vận hành nhà yến là: Âm Thanh, Điện & nước, và Cảnh báo đột nhập. Hệ thống phần mềm cho phép chia sẽ thông báo để chủ nhà, kĩ thuật yến và người trông coi có thể cùng nhau giám sát nhà yến. Các ý tưởng về chức năng sản phẩm là kết quả triển khai rút kinh nghiệm cải tiến liên tục của EPCB và các kĩ thuật yến tại nhiều nhà yến trên cả nước. GIÁM SÁT ÂM THANH MẤT ÂM THANH ( do AMPLY/ do LOA ) => báo về điện thoại LOA BỊ CHẠM => báo về điện thoại Đảm bảo âm thanh xuyên suốt trong quá trình hoạt động của nhà yến là vấn đề sống còn, đối với nhà yến, mất âm thanh là mất tất cả. Thiết bị tích hợp cảm biến để đo dòng điện ra loa, trong trường hợp Amply hư, loa đứt, hoặc chập chạm, thiết bị sẽ báo qua lên điện thoại, để chủ nhà hoặc kĩ thuật khắc phục kịp thời. GIÁM SÁT ĐIỆN NƯỚC MẤT ĐIỆN LƯỚI => báo về điện thoại HẾT NƯỚC TRÊN BỒN => báo về điện thoại HƯ PHAO / HƯ BƠM =...

Thiết kế nhà yến - Bảo vệ máy con gà (máy tạo ẩm ly tâm)

Hình ảnh
  #NHÀ_YẾN PHUN SƯƠNG : GÀ ( LY TÂM ) (máy con già cháy dây và hư bạc đạn) (máy con gà cháy tụ đề) (Cầu chì bảo vệ máy con gà) (CB tép 1A bảo vệ máy con gà) Hỏi : Các sự cố phun sương Gà & sửa chữa cũng như bảo vệ ? Đáp: Các sự cố thường gặp ở phun sương gà: - TỤ đề : Nhận biết: con gà không chạy, nhưng khi quay mồi thì con gà chạy phun sương. Thay mất tầm 10k - BẠC ĐẠN : Nhận biết khi con gà quay phát ra tiếng ồn to ( rơ hoặc rỉ sét bạc đạn ) . Thay nguyên cặp ra thợ mất tầm 150-200k - CHÁY MOTOR : Nhận biết: con gà không chạy, đo điện trở bị chạm, hoặc tháo ra thấy dây đồng bị cháy. Ra tiệm quấn lại tầm 600-700k Để bảo vệ hạn chế các mức rủi ro cháy motor ... con Gà, chúng ta phải bảo vệ. Trước tiên tìm hiểu rõ về con Gà thì chúng ta mới biết cách bảo vệ (không ai nói gì cũng nghe nhưng không biết vì sao ): Khi bắt đầu khởi động con Gà, dòng điện rơi tầm ~ 1.6 - 1.7A, mất vài giây. Khi con gà chạy ổn định, dòng điện rơi tầm ~0.5-0.6A . Khi con gà bị kẹt bạc đạn ... bó cứng...

Thiết kế nhà yến - đảm bảo chất lượng nước trong tạo ẩm nhà yến

Hình ảnh
  #NHÀ_YẾN PHUN SƯƠNG : ĐẢM BẢO CÓ NƯỚC MỚI PHUN (phao điện cơ bản) (phun sương theo giờ, không quan tâm phao nước) (phun sương chỉ chạy theo giờ nếu có nước) Hỏi :  Hết nước trong bồn, nhưng phun sương vẫn chạy có ảnh hưởng không ? Và làm sao để hết nước trong bồn phun sương ngừng hoạt động ? Đáp : Hết nước mà chạy phun sương có ảnh hưởng ? Khi hết nước, nếu phun sương chạy sẽ được coi là chạy chế độ không tải, lâu dài sẽ hư hỏng thiết bị Làm sao để hết nước phun sương không chạy ? Cái này thì đơn giản thôi. Mình trình bày một cách đơn giản nhất ( bỏ qua công suất ... ) mà chủ nhà tự làm được. Giả sử : chúng ta đang dùng Đồng Hồ Hẹn Giờ để chạy phun sương. Để hiểu rõ, chúng ta tìm hiểu về Phao Điện Phao Điện : có 2 cặp tiếp điểm - A1, A2: dùng cho bơm nước ( hết nước bơm, đầy nước ngắt ) - B1, B2: chúng ta dùng cặp tiếp điểm này nối như hình. Khi chúng ta nối như hình, khi nước trong bồn còn, Phun sương sẽ chạy theo giờ hẹn. Khi nước trong bồn hết, phun sương phải chờ đầy n...

Thiết kế nhà yến - tạo ẩm bên trong nhà yến

Hình ảnh
  #NHÀ_YẾN TẠO ẨM NHÀ YẾN (Phun sương béc) (phun sương sử dụng máy con gà) (phun sương sử dụng vỉ siêu âm) Hỏi:  Thiết bị tạo ẩm nhà yến có những loại nào ? Đáp: Hiện nay có 3 loại tạo ẩm cơ bản cho nhà yến Phun sương béc Ưu điểm : giá thành rẻ bảo dưỡng nhanh không ồn Nhược điểm : Hạt sương to => ướt sàn Khó lên ẩm khi nhà có nhiều phân. Dễ nghẹt béc ( bảo trì thường xuyên ) Không dùng được cho nguồn nước bị vôi Phun sương gà ( ly tâm ) Ưu điểm : Tạo ẩm nhanh Nhược điểm : Hơi ồn Giá thành cao Sửa chữa phức tạp Phun sương siêu âm Ưu điểm : không ồn Tạo ẩm nhanh hơn béc Khuyết điểm: Hao điện Giá thành cao Dễ cháy vĩ nếu chọn nguồn không tốt Cháy mắt thay thế giá cao Tham khảo hệ thống điều khiển giám sát nhà yến từ xa:  https://epcb.vn/products/giai-phap-quan-ly-nha-yen-tu-xa-nha-yen-thong-minh

Thiên địch nhà yến - cách thức ngăn chặn tắc kè

Hình ảnh
  #NHÀ_YẾN THIÊN ĐỊCH : TẮC KÈ (Tắt kè dính bẫy) (Các bàn chông chống tắc kè trên thị trường không có tác dụng) (Xây dựng hồ nước xung quanh nhà yến chống tắc kè) (Mái hiên cột lưới thẳng đứng chống tắc kè) (Bẫy điện tắc kè lắp quanh miệng lỗ) Hỏi: làm sao phòng ngừa tắc kè & bắt tắc kè khi đã vào nhà yến ? Trả lời: Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng : không có lỗ nào cho tắc kè vào nhà, hãy bịt lại các lỗ mà tắc kè có thể vào ( trừ miệng lỗ ra, bịt luôn miệng lỗ thì chuyển công năng sang nhà ở nhà nghỉ ) Khi làm nhà yến, chúng ta sẽ thiết kế chống tắc kè ngay từ đầu đối với nhà yến có đất rộng : làm hồ nước bao quanh nhà yến, làm rộng tầm 70-80cm, làm nhỏ quá tắc kè vẫn liều mình bò qua được Hoặc làm mái chống tắc kè bao quanh nhà yến kết hợp với : bôi mỡ bò định kỳ / làm lưới thả thẳng đứng. Vì nếu chỉ có mái viền không tắc kè cố gắng vẫn qua được. Hoặc làm bẫy điện viền miệng lỗ, kết hợp lên đèn bật bẫy điện - dụ tắc kè ra ăn mồi nhờ ánh sáng có côn trùng. ( nhớ gắn bảng thôn...

Thiên địch nhà yến - Dơi ăn thịt và tắc kè

Hình ảnh
  #NHÀ_YẾN THIÊN ĐỊCH : DƠI ĂN THỊT , TẮC KÈ . (Tắc kè ăn chim yến) (Dơi ăn thịt ăn chim yến) Hỏi: vô nhà thấy chim mất đầu, làm sao phân biệt được DƠI ĂN THỊT & TẮC KÈ Trả lời: Ngoài quan sát camera để biết là DƠI ĂN THỊT hay TẮC KÈ Chúng ta có thể quan sát phân TẮC KÈ & phân DƠI Hoặc quan sát kỹ chim mất đầu. TẮC KÈ ăn mất đầu chim rất gọn, không thấy vết đỏ của gối cánh hay bụng DƠI ĂN THỊT ăn mất đầu chim nhưng nhây nhua, gối cánh đỏ & bụng đỏ ... P/S: Bên dưới clip dơi ăn thịt. Rất may cho chúng ta, dơi ăn thịt thường xuất hiện nhiều ở Vùng Luỳnh Huỳnh - Hòn Đất. Các nơi khác cũng có nhưng không nhiều . Video dơi ăn thịt chim yến:  Click để xem video Tham khảo sản phẩm giám sát âm ly loa nhà yến:  https://epcb.vn/products/thiet-bi-giam-sat-duong-day-loa-am-ly-amply-16-kenh-tu-xa-cho-nha-yen

Thiên địch nhà yến - Cách chống cú heo

Hình ảnh
  #NHÀ_YẾN (Thiết kế nhà yến chống cú heo) (Cú heo bị dính bẫy :( ) ( Phân cú heo trong nhà yến ) THIÊN ĐỊCH : CÚ HEO Mùa cú Heo đang đến ...  Hỏi : Làm sao bắt được cú Heo bảo vệ nhà yến ? Trả lời : Để bắt được cú Heo, chúng ta phải biết được tập tính của nó. Đậu nơi cao bên ngoài quan sát 1 thời gian mới dám vào trong nhà yến => dựng những cây cao trên nóc nhà yến & đặt bẫy. Dù đã ở đẻ trong nhà yến, nhưng chúng sẽ đậu miệng lỗ trước khi vào (100%, không bao giờ bay thẳng qua miệng lỗ vào thẳng nhà, nên khi có cú vào nhà, đừng quá lo lắng ) => đặt ngay tâm miệng lỗ, khi cú đã vào nhà P/S: Có rất nhiều cách nhưng đó là 1 trong những cách hiệu quả. Dùng ĐÈN không ăn thua nha ! Tham khảo thêm giải pháp giám sát nhà yến từ xa:  https://epcb.vn/products/thiet-bi-giam-sat-duong-day-loa-am-ly-amply-16-kenh-tu-xa-cho-nha-yen

AN TOÀN TRONG THI CÔNG NHÀ YẾN

Hình ảnh
  #NHÀ_YẾN   AN TOÀN TRONG THI CÔNG NHÀ YẾN Bất cứ ngành nghề nào cũng có rủi ro nhất định. Đối với đội thợ mình, phải tuân thủ an toàn khi thi công nhà yến: Luôn phải có CB CHỐNG GIẬT đầu nguồn Do rủi ro di chuyển giàn giáo thả xuống vô tình cấn dây điện - cung cấp cho thi công là có thể xảy ra. ( đã có đội thi công bị & ra đi) Thị trường nhiều loại CB chống giật, có loại phân biệt nóng nguội - nghĩa là phải bắt đúng dây nóng dây nguội thì mới hoạt động đúng. Mình thì mua loại mắc tiền hơn - không phân biệt nóng nguội. Đối với đèn cú, phải làm phích cái + đực => để rút ra khi sửa chữa . Nhiều anh em không hiểu nguyên tắc hoạt động của Đồng Hồ Hẹn Giờ, nên chỉ tắt Đồng Hồ Hẹn Giờ là lên thao tác sửa ( có người bị giật may là không ra đi ) Nguyên tắc đồng hồ hẹn giờ : chỉ đóng ngắt 1 dây, khi thi công không đo nóng nguội để cắt, vô tình chỉ cắt dây nguội, dây nóng còn - đụng vô là giật thôi. Khi trời đang mưa hoặc mới tạnh, tuyệt đối không leo lên cao ngoài trời : nóc c...

Thiên địch nhà yến - Cách chống chuột

Hình ảnh
  #NHÀ_YẾN THIÊN ĐỊCH: CHUỘT Hỏi: làm sao biết nhà bị chuột và cách diệt ? Trả lời: Ngoài việc quan sát bằng camera, khi vào nhà yến nếu thấy những " ụ lông cánh dồn đống " ở : dưới bạt ( nhà lót bạt ) lỗ tường mà ống nước đi qua bên dưới bồn nước góc nhà phòng làm tổ => nhà chắc chắn có chuột ! (Dấu hiệu nhận biết có chuột trong nhà yến) Cách diệt chuột trong nhà yến ? Đặt keo dính chuột trong nhà yến : đây là cách cực kỳ sai lầm, vì chuột đâu chưa thấy đã dính yến . KHÔNG NÊN DÙNG KEO DÍNH CHUỘT ĐẶT TRONG NHÀ CHIM . (Không đặt bẫy keo chuột trong nhà yến, chim tập bay rơi xuống sàn có thể dính bẫy) Dùng bả sinh học diệt chuột. Okie, hình bên dưới là loại mình dùng rất hiệu quả. còn nhiều cách nữa ... (Dùng bả sinh học diệt chuột) Và đừng quên : BỊT TRÁM TẤT CẢ CÁC LỖ MÀ CHUỘT có thể vào nhà yến. Thường là bị chỗ : ống nước từ ngoài vào cấp cho nhà yến, đục lỗ xong không trét lại . Tham khảo hệ thống giám sát loa âm ly nhà yến để giảm thiểu rủi ro dụ chim:  https://epcb.v...