Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn embedded system; hệ thống nhúng

Các kiểu lập trình trên RTOS

Hình ảnh
(1) Service-Call-Type Programming Service Call là gì? Service call là các lệnh (command) được sử dụng để yêu cầu các chức năng của OS. Mục tiêu của hàm hoặc các giá trị cần thiết như thời gian phải được chỉ định dưới dạng các tham số thông qua một lệnh. Các tham số cần thiết phụ thuộc vào từng lệnh.  Service-Call-Type Programming là gì? Cách thức lập trình này yêu cầu các chức năng của OS thông qua các command để thực thi các xử lý cần thiết. Yêu cầu các chức năng thông qua command được gọi là "issuing" một service call. Trong lập trình C, gọi hàm tương ứng service call với các tham số để yêu cầu xử lý từ OS. Mỗi hàm sẽ trả về trạng thái tương ứng với yêu cầu (giá trị thường là OK, hoặc NG) hoặc số ID. Một số service call trả về địa chỉ vùng nhớ chứa các thông số của service call. Hàm thực thi trong service call khác với hàm gọi bình thường. Khi một service call được gọi nó sẽ đưa task về trạng thái WAITING hoặc DORMANT, scheduler sẽ được kích hoạt chuyển sang task khác. Quá

Hoạt động của hệ điều hành thời gian thực RTOS

Hình ảnh
(1) Scheduler của RTOS hoạt động như thế nào ? Scheduler là một trong những chức năng quan trọng nhất của RTOS. Scheduler được hiện thực như thế nào trong RTOS? Hãy xem cách thứ tự thực hiện của các task được kiểm soát như thế nào. RTOS chọn task tiếp theo để thực thi theo một quy tắc rất cụ thể. Việc tạo ra hàng đợi (Queue) để chứa các task đang chờ thực thi theo một quy tắc cụ thể nào đó được gọi là Scheduling. Kernel, là lõi của RTOS, cung cấp chức năng scheduler, xử lý việc lập lịch các tác vụ chờ thực thi. Sau đây là mô tả các thuật toán lập lịch tác vụ thường được sử dụng. 1. Đến trước, được phục vụ trước (First Come, First Served (FCFS)) Tác vụ đi vào trạng thái chờ thực thi trước sẽ được thực hiện trước. Các tác vụ chờ đợi được xếp vào hàng đợi theo thứ tự chúng vào trạng thái chờ đợi. 2. Dựa trên mức độ ưu tiên (Priority Based) Mỗi task được gán một độ ưu tiên. Task được thực thi theo thứ tự của độ ưu tiên. Thuật toán chuyển đổi các tác vụ theo các khoảng thời gian xác định và

Ưu điểm của hệ điều hành thời gian thực RTOS

Hình ảnh
(1) Hệ điều hành RTOS được sử dụng ở đâu ? Hệ điều hành thời gian thực RTOS được sử dụng trong các thiết bị trong nhà, văn phòng, ô tô, cơ sở hạ tầng, và các thiết bị di động,... nó đượng ứng dụng rộng rãi trong không gian sống và làm việc. (2) Xu hướng của công nghệ phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường (nền tảng ứng dụng của RTOS) Âm thanh/hình ảnh thông thường, máy tính cá nhân, công nghệ truyền dẫn dữ liệu (WiFi, Ethernet, Zigbee,...) được tích hợp và các thiết bị kĩ thuật số, quá trình này thúc đẩy máy tính xuất hiện ngày càng phổ biến. (các máy tính được nhúng khắp mọi nơi và hỗ trợ xã hội loài người). Sự bùng nổ phát triển máy tinh, các công nghệ truyển dẫn (network), và bảo mật là rất cần thiết. (3) Những yêu cầu đối với phát triển phần mềm nhúng Các chương trình ngày càng lớn và phức tạp Công nghệ phát triển rất nhanh, trong khi yêu cầu về thời gian phát triển sản phẩm ngày càng ngắn. Nhu cầu giảm chi phí phát triển phần mềm nhúng Với các điểm trên, nhu cầu phát triển phần mềm

Sự khác biệt giữa hệ điều hành (OS) cho máy tính cá nhân và hệ thống nhúng (embedded system)

Hình ảnh
  Hệ thống được điều khiển theo sự kiện (Event-Driven) Nhấn nút, nhận data, phát hiện sự thay đổi bằng cảm biến,... các trigger khích hoạt quá trình xử lý được gọi là sự kiện (Event). Trong hệ thống điều khiển, Sự kiện có thể xảy ra bất kì hoặc theo chu kì, một hệ thống mà các xử lý được kích hoạt khi có sự kiện xảy ra được gọi là hệ thống event-driven. Phát hiện sự kiện và kích hoạt xử lý tương ứng. Sự xuất hiện của 1 sự kiện (event) trong hệ thống điều khiển được biểu hiện về mặt vật lý như sự thay đổi tín hiệu, ví dụ như tạo ra một xung điện thế chẳn hạn. Có 1 vài cách để vi điều khiển phát hiện ra sự thay đổi tín hiệu: Cách 1 là sử dụng ngắt (interrupt) của vi điều khiển, với cách này, 1 hàm xử lý ngắt sẽ được kích hoạt khi ngắt xảy ra. Cách 2 là viết chương trình để giám sát sự thay đổi của tín hiệu, và gọi hàm xử lý tương ứng khi sự kiện được phát hiện. hoạt động như trên được gọi là polling. Giới hạn thời gian cho mỗi quá trình xử lý sự kiện. Hầu hết các hệ thống điều khiển, các

HỆ THỐNG NHÚNG (Embedded System)

Hình ảnh
HỆ THỐNG NHÚNG (Embedded System)  Hệ thống nhúng là sự kết hợp của phần cứng và phần mềm máy tính được thiết kế cho một chức năng cụ thể. Hệ thống nhúng cũng có thể hoạt động trong một hệ thống lớn hơn. Các hệ thống có thể được lập trình hoặc có một chức năng cố định. Các máy móc công nghiệp, điện tử tiêu dùng, thiết bị nông nghiệp và công nghiệp chế biến, ô tô, thiết bị y tế, máy ảnh, đồng hồ kỹ thuật số, thiết bị gia dụng, máy bay, máy bán hàng tự động và đồ chơi, cũng như thiết bị di động, là nơi mà một hệ thống nhúng có thể được tích hợp bên trong các thiết bị, máy móc đó. Các hệ thống nhúng có thể xem như là hệ thống máy tính, ban đầu chúng có thể không hỗ trợ các   giao diện người dùng (được viết tắt là UI - User Interface) mà chỉ được thiết kế để thực hiện một tác vụ duy nhất. Các hệ thống nhúng này đã được nâng cấp và phát triển để có thể hỗ trợ các giao diện đồ họa người dùng phức tạp (GUI - Graphical User Interface). Một ví dụ cụ thể là như trong các thiết bị di động hiện nay